Home » » Sơ bộ về công tác vệ sinh công nghiệp tại các bệnh viện

Sơ bộ về công tác vệ sinh công nghiệp tại các bệnh viện

Được đăng bởi admin Ngày 25/6/17 | 11:56

Sau khi xác định phạm vi công việc, chúng tôi tiếp tục xác định và phân loại công việc cụ thể theo vị trí, tính chất công việc sao cho phù hợp với từng Quy trình làm sạch, từng loại dụng cụ, máy móc, hóa chất…cũng như phù hợp với tần suất hoạt động, sau đó lên  KẾ HOẠCH VÀ LỊCH LÀM VIỆC CHO TỪNG BỘ PHẬN VÀ TỪNG KHU VỰC LÀM VỆ SINH.
A-          Triển khai công tác vệ sinh tại các khu vực chuyên môn:

1-      Khu vực phòng bệnh:
Bố trí làm riêng hoàn toàn để đảm bảo việc vô khuẩn, sau mỗi ca  làm việc phải tổng vệ sinh phòng bệnh từ sàn, tường, và các khu vực xung quanh ...
·         Sàn:
Công việc hàng ngày:
Lau sàn theo quy trình 2 xô-1 chiều với hoá chất làm sạch và hóa chất diệt khuẩn.
Thường xuyên kiểm tra xử lý các vết bẩn đột xuất bằng dụng cụ hoặc khăn cùng hóa chất chuyên dụng và nhặt rác khi thấy.
Công việc định kỳ:
Dùng máy chuyên dụng và hóa chất thích hợp để làm sạch sàn đồng thời dùng bàn chải để cọ sạch các chân tường góc tường.
·         Tường, công tắc đèn, quạt:
Công việc hàng ngày:
Dùng giẻ mềm và hóa chất diệt khuẩn để làm sạch.
Ngoài ra thường xuyên kiểm tra và lau các vết bẩn trên tường phát sinh bằng khăn ẩm dung dịch hóa chất diệt khuẩn.
Công việc định kỳ:
Tổng vệ sinh, cọ rửa kỹ các góc ngách, chân tường.
·         Những nơi không với tới: Trần nhà, quạt trần (treo tường), hút gió, máng đèn, mặt nạ máy lạnh (nếu có), mạng nhện…, dùng thang, ghế và khăn ẩm lau sạch.

·         Giường:
Công việc hàng ngày:
Lau sạch các thành giường, chân giường bằng khăn ẩm với hóa chất làm sạch.
Khi chuyển bệnh nhân đi sẽ cho làm tổng vệ sinh và diệt khuẩn bằng hoá chất.

·         Bàn đêm, ghế: Lau và làm sạch hằng ngày. Thường xuyên kiểm tra và lạm sạch dưới gầm bàn.
·         Cửa ra vào, cửa sổ:
Công việc hàng ngày:
Lau sạch hằng ngày bằng dụng cụ gạt kính với hóa chất thích hợp
Thường xuyên kiểm tra, lau khô để không có vết bẩn hoặc dấu vân tay trên cửa kính.
·         Rác: Được thu gom khi đầy 2/3 thùng, thùng rác được làm sạch trong ngày và khi có phát sinh.
·         Ban công, ô văng, máng xối, mái nhà: Thường xuyên kiểm tra, quét hốt, nhặt rác.

2-      Các  khu vực “VÔ TRÙNG” ( phòng mổ, hồi sức cấp cứu, phòng sanh…) :
Xử lý, làm sạch và diệt khuẩn ngay bằng hoá chất các vết máu, dịch tiết, nước tiểu… phát sinh sau mỗi ca bệnh trước khi làm công tác vệ sinh thông thường. Ngoài ra sẽ có các công tác tẩy rửa đột xuất khi có máu tiết dịch rơi vãi.
·         Sàn:
Công việc hàng ngày:
Hút bụi trong các góc, lau sàn theo quy trình 2 xô-1chiều với hoá chất làm sạch và lau diệt khuẩn.
Luôn kiểm tra và xử lý các vết bẩn phát sinh như dịch tiết, máu,… bằng dụng cụ lau dùng riêng cho phòng mổ với hóa chất diệt khuẩn.
Công việc định kỳ:
Dùng máy chuyên dụng và hóa chất thích hợp để làm sạch sàn đồng thời dùng bàn chải để cọ sạch các chân tường góc tường.


·         Tường, công tắc đèn, quạt:
Công việc hàng ngày:
Dùng giẻ mềm và hoá chất diệt khuẩn để làm sạch.
Ngoài ra thường xuyên kiểm tra và lau các vết bẩn trên tường phát sinh bằng khăn ẩm dung dịch hóa chất diệt khuẩn.
·         Trần: Quét mạng nhện, lau quạt trần, máng đèn theo định kỳ 1 tuần 1 lần bằng hoá chất diệt khuẩn.


·         Giường: Lau sạch các thành giường, mặt giường, chân giường một cách khẩn trương bằng hóa chất diệt khuẩn. Thay drap …. để chuẩn bị cho các ca chuyên môn tiếp theo.
·         Bàn mổ, bàn sanh: Sau mỗi ca chuyên môn xử lý ngay máu và dịch tiết bằng hóa chất diệt khuẩn, sau đó làm sạch từ trên xuống bằng hóa chất làm sạch và diệt khuẩn.
·         Máy móc thiết bị: Hút bụi, lau mặt ngoài hàng ngày hoặc sau mỗi lần sử dụng.
·         Bồn rửa tay:
Công việc hàng ngày:
Cọ rửa thường xuyên bằng dụng cụ và các loại hoá chất làm sạch và diệt khuẩn trước và sau khi thực hiện công tác chuyên môn.
·         Đối với trường hợp bệnh nhân bị HIV: Sau khi làm vệ sinh xong, tất cả các dụng cụ làm vệ sinh phải được ngâm liền vào dung dịch khử trùng và nhờ khoa chống nhiễm khuẩn xử lý.
·         Cửa ra vào, cửa sổ:
Công việc hàng ngày:
Lau sạch hằng ngày bằng dụng cụ gạt kính với hóa chất thích hợp
Thường xuyên kiểm tra &lau để không có vết bẩn hoặc dấu vân tay trên cửa, kiếng
·          Rác: Được thu gom và xử lý sau mỗi ca, thùng rác được làm sạch trong ngày và khi có phát sinh.




3-      Các phòng ban hành chánh, phòng trực, phòng bác sĩ, y tá:
·         Sàn:
Công việc hàng ngày:
Lau sàn theo quy trình 2 xô-1 chiều với hoá chất làm sạch. Thường xuyên kiểm tra xử lý các vết bẩn đột xuất và nhặt rác.
Công việc định kỳ:
Dùng máy chuyên dụng để làm  sạch sàn và dùng bàn chải để cọ sạch các chân tường góc tường.


·         Tường: Dùng giẻ mềm và hoá chất diệt khuẩn để làm sạch một lần trong ngày. Ngoài ra thường xuyên kiểm tra và lau các vết bẩn trên tường phát sinh.
·         Trần nhà: Quét mạng nhện, lau quạt trần, máng đèn  theo định kỳ 1 tuần 1 lần bằng khăn ẩm.
·         Giường Hằng ngày lau sạch các thành giường, chân giường.
·         Bàn, ghế và các dụng cụ trong phòng: Lau và làm sạch hằng ngày. Thường xuyên kiểm tra và lạm sạch dưới gầm bàn, khe cửa,..
·         Cửa ra vào, cửa sổLau khô hằng ngày và sử dụng các loại hoác chất chuyên dụng để làm sạch. Thường xuyên kiểm tra để không có vết bẩn hoặc dấu vân tay trên cửa.
·         Rác: Được thu gom và xử lý sau mỗi ca, thùng rác được làm sạch trong ngày và khi có phát sinh.

4-   Khu vực nhà vệ sinh:
Công việc hàng ngày:
Thường xuyên bố trí nhân viên vệ sinh trực để đảm bảo theo quy chế làm việc của Bệnh viện.
Làm sạch, tẩy rửa các bồn rửa tay, bồn cầu, bồn tiểu, gương… bằng hoá chất làm sạch và diệt khuẩn cùng với các dụng cụ chuyên dùng.
Kiểm tra và lau khô, khử mùi thường xuyên.
Kiểm tra và thu gom rác khi đầy 2/3 thùng, thùng rác được làm sạch trong ngày và khi có phát sinh.
Công việc định kỳ:
Dùng máy đánh sàn để làm sạch toàn bộ sàn.
Sử dụng bàn chải tay và hóa chất cọ rửa các góc, chân tường, bên dưới và xung quanh các thiết bị vệ sinh.
Tổng vệ sinh trần nhà và các gờ trên cao.

5-   Các khu vực khác (Hành lang, thang bộ, thang máy..):
Có thể làm chung, đan xen hoặc thay thế nhau để tận dụng tối đa thời gian làm việc.
Công việc hàng ngày:
Ngoài việc lau sàn hành lang bằng quy trình 2 xô-1 chiều thì còn sử dụng máy đánh sàn liên hợp để cọ rửa sàn.
Chân tường, tay vịn,…sẽ được lau sạch và tẩy các vết bẩn bằng hóa chất chuyên dụng thường xuyên.
Quét hốt rác thường xuyên hàng ngày tại các ô-văng, si-nô bên ngoài hành lang và ô-văng cổng vào.
Lau vách kính, cửa sổ kính bên trong, ngoài dưới thấp (< 4 m)
Đối với thang máy sẽ làm sạch, khử khuẩn, khử mùi 2-3 lần/ngày hoặc hơn. Đánh bóng 1 lần/tháng.
Hàng ngày lau sạch cầu thang bộ, tay vịn bằng hóa chất chuyên dụng.
Công việc định kỳ:
Tổng vể sinh tất cả.

6-   Ngoại cảnh:
Quét dọn, hốt rác, lối đi nội bộ hàng ngày.
Quét, thu gom rác thường xuyên tại các bồn hoa, bồn cây,…
Thu gom rác tại các thùng rác công cộng ngày 2-3 lần.
Luôn kiểm tra quét rác và nhặt khi nhìn thấy rác.
Luôn kiểm tra, làm sạch các lan can, bờ tường, chân tường xung quanh.
Lau sạch cổng chính, các biển, bảng hướng dẫn.
Định kỳ kiểm tra quét hốt rác trên máng xối, mái nhà và các ban-con.
Thông cầu cống, đảm bảo không nghẹt.(không rút hầm cầu)
7-   Vấn đề rác thải :
Vấn đề xử lý rác rải thải phải tuân theo quy định của ngành y tế: Phải gom và phân loại rác rõ ràng như rác sinh hoạt cho vào bao xanh, rác y tế cho vào bao vàng, bao màu đen đựng các loại chất phóng xạ, chất hóa học,...
Việc gom rác và vận chuyển rác cũng như đường, giờ vận chuyển phải theo quy định của bệnh viện.
Vận chuyển trong thùng kín để tránh lây chéo.
Tập trung rác đến nơi quy định của bệnh viện.
Thùng rác được làm sạch hàng ngày hoặc khi phát sinh.
Nhà rác y tế được làm sạch hàng ngày, tổng vệ sinh hàng tuần.


8-   Khác:
-          Các nhân viên  phải đảm bảo thường xuyên có mặt tại các khu vực được giao để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.
-          Kết thúc tất cả các công việc vệ sinh trước khi các cán bộ y tế  bắt tay vào làm chuyên môn để  không ảnh hưởng đến công việc của Bệnh viện.
-          Sau mỗi ca làm việc, đều có giao ban để bàn giao những công việc đã hoặc chưa hoàn thành, các vấn đề mới nảy sinh.
-          Sau mỗi ca, quần áo đồng phục của các nhân viên phải được ngâm diệt khuẩn bằng dung dịch diệt khuẩn như cloruaminB hoặc Javel,..
-          Đối với khu vực đặc thù thì thời gian làm việc sẽ đuợc bố trí cho phù hợp với khu vực đó chẳng hạn  như  làm ngoài giờ hành chánh (sáng sớm, tối hoặc đêm) hoặc vào một thời điểm cụ thể trong ngày.
-          Các dụng cụ làm vệ sinh sẽ được sử dụng riêng biệt cho từng khu vực, khoa, phòng,..  tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
-          Không làm vệ sinh đối với các loại máy móc thiết bị y tế khám chữa bệnh cũng như các dụng cụ y tế chuyên dụng.
Chia sẻ bài đăng này :

0 nhận xét :

Bài đăng phổ biến

Translate